Đặc sản của Bến Tre

Điều khiển bưởi ra hoa theo ý muốn

02/07/2015

Để thu được lời cao, nhiều bà con ở vùng chuyên canh cây ăn trái ở Nam bộ (nhất là ở ĐBSCL), đã tìm cách xử lý để điều khiển cho cây ra trái vào những thời điểm theo ý muốn. Với cây bưởi người ta đã áp dụng nhiều biện pháp như xiết nước, phun chất kích thích ra hoa, hái bỏ trái non…Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với bạn cách làm của anh Mười Đức (Phó Chủ tịch Hội Làm vườn xã Long An, Châu Thành, Tiền Giang).

Anh Đức cho biết: Từ khi ra hoa cho đến khi thu hoạch trái của cây bưởi thường phải mất 7-8 tháng, vì thế muốn có trái thu hoạch vào thời gian nào thì chỉ việc tính ngược trở lại để quyết định thời gian xử lý là sẽ đạt kết quả theo ý muốn. Sau khi đã ấn định thời gian xử lý thì tiến hành vặt bỏ hết lá già ở phía dưới (là những lá đã ra được 2-3 tháng, bóp thấy giòn) chỉ chừa lại những lá già ở phía trên ngọn và những lá non, lá bánh tẻ (cách làm này nếu được tiến hành vào mùa khô hoặc thời điểm gặp hạn trong mùa mưa thì sẽ cho kết quả cao hơn).

Sau khi vặt lá, bón cho mỗi cây (cây 4-5 tuổi) khoảng 1 kg phân NPK (loại 20:20:15) rồi tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Sau khi bón phân tưới nước khoảng 15 ngày thì cây bắt đầu ra tược non và ra bông. Theo anh thì cách làm này sẽ ít tốn kém so với cách làm như xiết nước, vặt bỏ trái non…

dieu-khien-buoi-ra-hoa-theo-y-muon

Khi trái lớn cỡ ngón tay thì bón cho mỗi gốc khoảng 1,5-2 kg NPK (loại 20:20:15) hoặc NPK (loại 16:16:8:13S). Khi trái đậu được khoảng 4 tháng thì bón thêm một đợt phân nữa (loại phân và lượng phân giống như đợt bón trước đó).

Khi cây ra tược non, ra bông chú ý kiểm tra vườn bưởi thường xuyên để phát hiện và phun thuốc diệt trừ kịp thời sâu vẽ bùa, sâu xanh ăn lá, rệp sáp phấn…

Không rõ cách làm trên đây có kết quả với điều kiện khí hậu, đất đai, giống bưởi và tập quán canh tác cây bưởi của bà con ta ở miền Bắc hay không, vì chúng tôi chưa thấy ai công bố kết quả thử nghiệm này ở miền Bắc, vì vậy để chắc ăn chúng tôi khuyên bạn nên làm thử nghiệm một vài cây, nếu thấy có kết quả tốt mới áp dụng cho cả vườn.

————————-

Một bài sưu tầm khác:

Khắc phục bưởi không ra quả

Trong nhiều năm trở lại đây, tình trạng cây bưởi không ra quả xảy ra ở nhiều nơi, trên nhiều giống bưởi ở miền Bắc như bưởi Phúc Trạch, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng… không cho thu hoạch, nếu không có giải pháp giải quyết tình trạng này thì việc các nhà vườn chặt phá các vườn bưởi trở nên hiện hữu.

Đã có nhiều cơ quan nghiên cứu, các nhà vườn đã tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này, nhưng vẫn chưa có kết luận cụ thể.
Qua nhiều năm theo dõi thực tế tại vùng bưởi Đan Phượng và các vườn bưởi khác trong và ngoài địa phương, xin rút ra một số nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng cây bưởi không ra quả.

Nguyên nhân của hiện tượng nhiều năm bưởi không có quả:

1. Thời tiết khí hậu.

Nguyên nhân đầu tiên gây nên tình trạng bưởi không ra quả hoặc ra nhiều hoa nhưng không đậu quả là do thời tiết khí hậu. Nhiều năm trở lại đây, diễn biến thời tiết hết sức phức tạp, như nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện bất thường khác như bưởi ra hoa đúng vào thời kỳ mưa phùn, đậu quả non vào thời kỳ có xuất hiện mưa muối, mưa axit, làm xáo trộn sinh lý bình thường của cây bưởi.

dieu-khien-buoi-ra-hoa-theo-y-muon-1

Năm 2006, tại Đan Phượng, trận mưa đá bất ngờ vào ngày 20/11 làm cây bưởi bị tàn phá nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều năm sau. Năm 2008, đầu năm rét đậm, rét hại lịch sử kéo dài trên một tháng qua Lập xuân nên bưởi các vườn đã không ra hoa, hoặc ra hoa nhưng không đậu quả.

Năm 2009, 2010 tuy bưởi ra hoa rất sai do nhiều năm không có quả, hy vọng có một mùa bưởi sai quả, nhưng cũng rất lạ là có nhiều vườn không thể đậu quả, hoặc đậu quả non cũng rụng sạch. Có thể thấy, cây bưởi thường ra hoa đậu quả xung quanh tháng 2, thường xuất hiện mưa phùn, sương muối, mưa axit ảnh hưởng đến việc thụ phấn, ra hoa, đậu quả, thậm chí quả to bằng chén uống nước cũng bị rụng.

2. Trồng, chăm sóc không đúng cách.

Từ những năm 2000-2005 trở lại đây, thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khi thấy hiệu quả rõ rệt của việc trồng cây bưởi thay cho các cây nông nghiệp truyền thống, cộng với các dự án chuyển đổi của các địa phương, nông dân tập trung vào trồng cây bưởi. Do quy trình kỹ thuật còn mới, chỉ dựa vào kinh nghiệm ít ỏi của mình, không tuân theo các quy trình đã được phổ biến, các nhà vườn đã trồng mật độ quá dày.

Đối với bưởi Diễn, thường trồng với mật độ cây cách cây 4m, hàng cách hàng 3m (20-25 cây/sào Bắc bộ). Từ 8-10 năm tuổi trở đi, cây xum xuê rậm rạp, tán cây đan chéo vào nhau, nhiều cành tăm, cành vượt, sâu bọ phát triển. Có dịp tham quan bưởi Đoan Hùng, nhà vườn ở đây trồng mật độ cây cách cây 8m, hàng cách hàng 6m (12 cây/sào Bắc bộ), khi được 8 năm tuổi đã đan tán vào nhau, um tùm, cơ bản là cành vượt.

Với mật độ quá dày, các cây cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với nhau quyết liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển bình thường của cây, trong đó có vấn đề ra hoa đậu quả. Các cụ xưa đã có câu: “Cây chạm lá, cá chạm vảy”, sẽ không phát triển được.

Mặt khác, do nhiều năm không có quả, nhiều nhà vườn không chăm sóc, hầu như không tạo tán ngay từ đầu, cành tăm, cành vô hiệu, cành vượt… cành lá xum xuê, sâu bệnh phát triển nhiều như vẽ bùa, nhện đỏ, nhện vàng, đốm mắt cua, vàng lá gân xanh, xì mủ chảy gôm… hoành hành, vườn bưởi tan hoang, cây trong vườn rất yếu, nguy cơ mất mùa cho các năm sau là rất lớn.

3. Đặc tính “tự bất thụ” của bưởi

Hầu hết các loại cây có múi đều tự thụ phấn. Một số loài quýt có đặc tính tự bất thụ là quýt Clementine, quýt Orlando, quýt Minneola, quýt Sunburst. Do đó, khi thiết kế vườn người ta chú ý nguồn phấn giúp cho các cây này đậu quả. Cây cho phấn thường được bố trí theo tỉ lệ 3:1 hay 4:2.

Vừa qua, Viện Nghiên cứu rau quả đã có dự án dùng phấn hoa bưởi chua thụ phấn bổ sung cho bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan Hùng đã có kết quả bước đầu. Những vườn bưởi được dùng phương pháp thụ phấn bổ sung bằng phấn hoa bưởi chua đã ra nhiều quả, trong khi những vườn xung quanh đều không có quả hoặc ra quả cũng không đáng kể.

Tuy nhiên, trong đợt tham quan vườn bưởi Đoan Hùng, chúng tôi thấy một vườn bưởi cách vườn bưởi thí nghiệm gần 1km của hộ gia đình anh Đại, mặc dù không áp dụng phương pháp gì nhưng bưởi rất sai quả, thậm chí gấp đôi các vườn tham gia thực nghiệm phương pháp thụ phấn bổ sung. Điều phát hiện là vườn bưởi nhà anh Đại trồng giống bưởi Sửu, nhưng trong vườn có lẫn khoảng gần chục cây bưởi Bằng Luân, là một giống khác của bưởi Đoan Hùng.

Tại Đan Phượng, chúng tôi cũng phát hiện nhiều nhà vườn trồng bưởi Diễn trong 4-5 năm trở lại đây không hề mất mùa, bưởi rất sai quả, và trong vườn đều ngẫu nhiên lẫn một vài cây bưởi Bô lô hoặc cây bưởi chua, bưởi đường thu hoạch vào tháng 8 âm lịch. Điều này đã hé lộ tính trạng “tự bất thụ” trên cây bưởi, tức là khả năng không tự thụ phấn cùng giống mà phải có sự thụ phấn chéo của các giống bưởi khác. Do trồng thâm canh, các vùng bưởi chỉ trồng thuần một giống, thậm chí trong một vườn, các cây đều được nhân giống từ một vài cây bưởi gốc, hầu hết các cây bưởi khác giống đều chặt bỏ, gây ra sự mất cân bằng, thiếu “cây thụ phấn”.

Các giải pháp khắc phục tình trạng bưởi không quả:

Cần áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật, trong đó đặc biệt coi trọng khâu chăm sóc, đồng thời áp dụng kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu mới đây trên cây bưởi.

Chăm sóc:

Các nhà vườn nên có kế hoạch cắt tỉa cành tạo sự thông thoáng cho cây trên nguyên tắc các cây không được giao cành vào nhau. Nếu vườn dày quá có thể loại bỏ những cây không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, các cây còi cọc, mắc bệnh, tạo độ thông thoáng cho vườn, giảm sâu bệnh. Đây là biện pháp hết sức quan trọng để tạo cho cây bưởi khỏe, có môi trường tốt để sinh trưởng phát triển, tích lũy dinh dưỡng cho kỳ ra hoa đậu quả năm sau.

Hiện các nhà vườn tại Đoan Hùng đề xuất mật độ thích hợp nên 8-10 cây/sào đối với bưởi Đoan Hùng, còn với giống bưởi Diễn nên để mật độ 13-15 cây/sào ở năm thứ 10 trở đi là phù hợp.

Phòng trừ sâu bệnh:

Cây bưởi đặc sản dễ nhiễm các loại sâu bệnh như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, xì mủ chảy gôm, loét… Nếu không có biện pháp phòng trừ tích cực, chán nản do không có thu hoạch, thì cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây bưởi trong năm tới.

phong-tru-sau-benh

Tích cực áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) cho cây bưởi, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, khi dùng phải đảm bảo 4 đúng: đúng thuốc, đúng cách, đúng thời điểm và đúng liều lượng, vừa đạt hiệu quả cao trong phòng trừ và giảm chi phí đầu tư. Việc bón phân cho cây cũng nên chú ý, nên bón vừa phải, cân đối, chú ý tăng lượng kali, lân.

Áp dụng thụ phấn bổ sung:

Một là, áp dụng phương pháp thụ phấn bổ sung thủ công đã được Viện NC rau quả phổ biến, dùng phấn hoa bưởi chua hoặc bưởi khác giống, thụ phấn bằng tay cho vườn bưởi.

Hai là, trong vườn bưởi đang trồng, trên một số cây bưởi trong vườn, cắt bỏ 1-2 cành vượt, để nảy mầm phát triển đến bánh tẻ, sau đó tiến hành ghép mắt các giống bưởi khác giống (bưởi ngọt hoặc chua). Sau một năm, cành này đã ra hoa, là nguồn thụ phấn bổ sung cho cây đó và các cây xung quanh.

Ba là, do vườn bưởi hiện nay quá dày, có thể loại bỏ một số cây kém hiệu quả, sau đó ghép cải tạo giống bưởi khác giống điểm vào trong vườn. Các cây ghép cải tạo này sau một năm cũng ra hoa, dùng để làm cây thụ phấn cho các cây bưởi xung quanh.

Ngoài ra, một kinh nghiệm đã được kiểm chứng là trồng xen vào vườn bưởi những cây ổi, có tác dụng hạn chế được bệnh Greening, ngoài hàng rào nên trồng thêm các cây chắn gió.

Theo Bùi Đức Thủy

http://www.nongnghiep.vn/

Báo Nông nghiệp Việt Nam

————————-

Một bài sưu tầm khác:

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một kinh nghiệm khác mà anh Mười Đức (Châu Thành, Tiền Giang), người đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề làm vườn thực hiện.

Theo anh thì từ khi ra bông cho đến khi thu hoạch trái của cây bưởi thường phải mất 7-8 tháng, vì thế muốn có trái thu hoạch vào thời gian nào thì chỉ việc tính ngược trở lại để quyết định thời gian xử lý là sẽ đạt kết quả theo ý muốn. Cách làm cụ thể của anh như sau: sau khi đã ấn định thời gian xử lý thì tiến hành xử lý bằng cách lặt bỏ hết lá già ở phía dưới (là những lá đã ra được 2-3 tháng, bóp thấy giòn) chỉ chừa lại những lá già ở phía trên ngọn và những lá non, lá bánh tẻ (nếu thời gian lặt lá vào mùa khô hoặc thời điểm gặp hạn trong mùa mưa thì hiệu quả sẽ cao hơn).

Sau khi lặt lá, bón bổ sung mỗi gốc (cây 4-5 tuổi) khoảng 1 kg NPK (loại 20:20:15) rồi tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Sau khi bón phân tưới nước khoảng 15 ngày thì cây bắt đầu ra tược non và ra bông. Theo anh thì cách làm này sẽ ít tốn kém so với cách xiết nước, lặt bỏ trái non… mà anh đã làm trước đây.

Khi trái lớn cỡ ngón tay thì bón cho mỗi gốc khoảng 1,5-2 kg NPK (loại 20:20:15) hoặc NPK (loại 16:16:8:13S). Khi trái đậu được khoảng 4 tháng thì bón thêm một đợt phân nữa (loại phân và lượng phân giống như đợt bón trước đó).

————————-

Một bài sưu tầm khác:

Điều khiển bưởi da xanh ra trái bán Tết

Những năm gần đây nghề trồng bưởi da xanh trở nên khá phổ biến ở nhiều địa phương, tuy nhiên việc trồng để cho ra trái ngon, sai trái, chất lượng cao, đặc biệt là điều khiển cho ra trái bán đúng vào dịp Tết thì không phải ai cũng làm được.

Mới đây trang trại bưởi da xanh Thanh Thuỷ, ở ấp Suối Tre, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, đã xử lý thành công, cho bưởi thu hoạch đúng vào dịp Tết Nguyên đán để cung cấp cho hệ thống siêu thị Metro, thị trường nước ngoài như Hà Lan và Tiệp Khắc.

Trao đổi với chúng tôi, chị Thuỷ cho biết: Thông thường ở các tỉnh phía Nam, bưởi thu hoạch chính vụ vào tháng 8, vào thời điểm này người trồng bưởi ai cũng có trái bán, hơn nữa trái chín vào mùa mưa cho nên bưởi thường không ngon, bán bị mất giá. Điểu khiển được bưởi cho ra trái bán vào dịp Tết (trái vụ) thì ít người làm được, bưởi chín vào mùa này trái đẹp hơn, ngon hơn và có vị ngọt rất đặc trưng, đặc biệt bán giá rất cao.

Chị Thuỷ dẫn chúng tôi đi tham quan một vòng quanh trang trại, điều đáng ngạc nhiên nhất, trong khi một số trang trại bưởi ở nhiều nơi do thời tiết năm nay mưa bão nhiều, hầu hết các vườn bưởi bị mất mùa, cây ít trái thì trang trại bưởi này vẫn sum suê, xanh tốt, cây nào cũng lúc lỉu quả. Bất ngờ hơn, cây nào cũng có 3 thế hệ quả: Bưởi đang cho thu hoạch – bưởi bán Tết – bưởi bán tháng 5 năm sau.

Ở trang trại này, hầu hết các cây cho 300 – 400 trái/năm (3 đợt hái), chị nói. Chúng tôi đề nghị cho cắt trái thử ở một cây ngẫu nhiên, chị Thuỷ đồng ý. Kết quả kiểm chứng được 106 trái, cân được 181 kg. Hầu hết quả loại 1 (theo tiêu chuẩn của Metro bưởi từ 1,3kg trở lên là loại 1). Nếu tính giá bán cho siêu thị thời điểm này từ 20.000 – 22.000đồng/kg, thì một cây hái 1 đợt trị giá gần 4 triệu, nếu hái đúng dịp Tết giá cao hơn nhiều.

Anh Nguyễn Văn Dũng, một nông dân tỉnh Bình Phước tới tham quan nói: “Một gia đình chỉ cần trồng 20 cây bưởi da xanh, nếu chăm sóc tốt thì cũng thoát nghèo được rồi”.

Sau nhiều năm vật lộn với nghề trồng bưởi da xanh, chị Thuỷ đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý báu và chị muốn chia sẻ để bà con tham khảo: Chỉ xử lý với cây bưởi đã trưởng thành, từ 3 tuổi trở lên. Thông thường ở miền Tây người dân hay xử lý theo phương pháp xiết nước, bón thúc phân đạm…; cách làm của chị Thuỷ thì ngược lại, không những tưới nước mà còn tưới nhiều hơn, mùa nắng chị tưới từ 3 giờ chiều tới 10 giờ sáng ngày hôm sau (tưới phun sương bằng hệ thống tự động), tưới thẩm thấu.

Công đoạn quyết định thành công hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian nải lá. Thời gian sinh trưởng từ khi ra hoa tới thu hoạch khoảng 210 ngày, tuỳ theo thời tiết nắng ít hay mưa nhiều, để căn ngày nải lá. Thường tiến hành nải lá từ cuối tháng 4 tới tháng 5 âm lịch, chủ yếu nải lá trên nhánh nhện. Kết hợp bón phân rải gốc và phân bón lá, cây bưởi sẽ trổ hoa và cho trái bán Tết.

buoi-da-xanh-ra-trai-ban-tet

Qua việc mở trang trại trồng bưởi da xanh thương phẩm và nhân giống, hàng năm chị Nguyễn Thanh Thuỷ đã cung cấp cho thị trường trên 300 tấn bưởi thương phẩm và hàng vạn cây giống với giá 15.000 – 20.000đ/cây, thu hàng tỷ đồng. Tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 35 công nhân với mức lương từ 1.200.000 – 1.700.000đ/tháng bao ăn ở. Tới đây chị dự kiến xây dựng kho lạnh để bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
Bón phân gốc, chủ yếu dùng phân gà + men vi sinh Trichodarma + EM + lân Văn Điển + rỉ đường + sữa ủ kỹ rồi đem bón. Một năm bón từ 2 – 2,5kg phân hữu cơ/gốc, chia làm 3 lần.

Phân bón lá: Dùng phân sinh học trùn quế tự chế, phân cá (Fish Emulsion); rong biển, phân da bò, các loại phân này hàm lượng đạm rất cao, mỗi tháng xịt 1 lần (lưu ý không sử dụng phân đạm hoá học). Bón bổ sung thêm phân đa lượng, trung, vi lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết khác.

Phòng trừ sâu bệnh: Khi vườn bưởi sung sức thì cây ít bệnh, tuy nhiên biện pháp phòng là chính. Có thể dùng thuốc BVTV như: D.C Tronplus liều lượng 20 – 40 cc pha bình 8 lít xịt ngừa sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rệp sáp; Vithoxam pha 0,4 – 0,6 ml pha bình 8 lít xịt ngừa sâu đục trái, đục thân; hoặc dùng Vishr liều lượng 1 lít thuốc/ha, pha 20ml thuốc cho bình 8 lít nước để phun, trừ sâu keo, sâu đục quả. Các loại thuốc này nên xịt trước lúc bưởi ra hoa, thời gian cách ly 14 ngày trước khi thu hoạch. Khi bưởi đã đậu trái dùng nước ép tỏi + gừng + dầu ăn để phòng và xua đuổi côn trùng.

——————-

Nhiều bài có cùng nội dung nên chủ web cùng copy bỏ vào để bà con xem.


Máy lọc nước ion kiềm nội địa nhật bản

MỘT SỐ NGƯỜI BÁN BƯỞI

Mss Đào

0983830474

Mss Liên

0909948711

anh Hiền

0938.333.246

chị Hiền

01666730477

1 người bán Bưởi

0902.644.335

Bảy Phát

0948.544.969

Thanh Vũ

0914791334

Linh

01652142007

1 Người khác

0939417936

Bé Giàu

01675507295

Thương

0902.644.335

út Nương

0939495900

9 ĐƯỢC

0969.725.396

anh TIỀN

01697879638

Góp ý chủ Website

0975.71.71.71

Kỹ thuật trồng


TĂNG LIKE VIP.NET
Việc tham khảo các cách làm trắng da mặt của bạn nữ rất cần thiết vì sẽ có ít rất nhiều cho cách làm đẹp da mặt, thật vậy làn da trắng sáng giúp bạn rạng ngời lên rất nhiều. Đồng thời nên biết cách chăm sóc da mặt để duy trì nét đẹp lâu bền bạn nhé. Đồng thời hãy tham khảo thêm tác dụng của nhau thai cừu để biết cách sử dụng bạn nhé.
Các bài thuốc quý từ nấm lim xanh cũng như tác dụng của nấm lim xanh thời gian gần đây đã được rất nhiều người xác nhận. Các bạn hãy tham khảo nấm lim xanh chữa bệnh gì để rõ hơn nhé!
Để cho bé ăn dặm đúng cách các bố mẹ nên lưu ý ngoài việc chọn lựa bột ăn dặm nào tốt cần tìm hiểu kỹ thêm các thực đơn ăn dặm cho bé để giúp bé có những món ăn đa dạng hơn hàng ngày nhé!